4 món ăn ngon không nên bỏ lỡ tại An Giang

4 món ăn ngon không nên bỏ lỡ tại An Giang

4 món ăn ngon không nên bỏ lỡ tại An Giang

4 món ăn ngon không nên bỏ lỡ tại An Giang

An Giang là một tỉnh giáp ranh vùng biên giới Campuchia. Vì thế, không chỉ có văn hóa đời sống đa dạng, pha lẫn giữa người Kinh, người Khmer, người Việt mà còn làm phong phú thêm nền văn hóa ẩm thực ở đây. Có thể nói, khi du khách đi du lịch đến miền đất này, ít nhiều cũng được nghe qua về các loại đặc sản, món ăn ngon nổi tiếng.  Hãy cùng Art Travel tìm hiểu nhé!

1. MẮM CHÂU ĐỐC


Châu Đốc (An Giang) được mệnh danh là "vương quốc mắm" nhờ nằm ngay ngã ba sông Hậu, một trong hai nhánh của sông Mekong nổi tiếng với trữ lượng cá trong tự nhiên vô cùng phong phú. Mắm Châu Đốc có vị hơi ngọt đặt trưng của Nam Bộ nhưng bên trong lại mặn, rất thích hợp ăn cùng cơm trắng, đặc biệt vào những ngày mưa. Nhiều thương hiệu mắm nổi tiếng ở Châu Đốc làm theo công thức gia truyền riêng nên vị cũng khác nhau. 

2. GỎI SẦU ĐÂU


Cây sầu đâu còn gọi là cây xoan ăn gỏi, một loài cây mọc hoang, nhiều nhất ở Châu Đốc và vùng Bảy Núi – An Giang. Lá sầu đâu nhỏ, dài và mỏng. Lúc còn non, đọt có màu tim tím. Thực đơn nổi tiếng nhất ở An Giang xưa nay vẫn là món gỏi sầu đâu. Từ gỏi tôm, gỏi thịt, gỏi cá cho đến gỏi khô, thứ nào cũng tuyệt hảo. Vị đắng dìu dịu của sầu đâu và vị mặn, ngọt, dai dai của cá quyện với nhau càng làm cho khẩu vị thăng hoa nhờ mùi đặc trưng, lạ miệng, hoàn toàn không giống với bất cứ loại gỏi nào.

3. BÁNH PHỒNG CÁ LINH


Bánh phồng cá linh chiên lên miếng bánh trắng hồng, giòn rụm vừa xốp vừa béo ngậy, vừa mằn mặn lại thơm mùi vị hải sản. Người dân An Giang thường chế biến món bánh ngon này để làm quà biếu hay đãi khách thập phương. Bánh vừa xốp, vừa mềm, cắn vào nghe “phao” miệng bởi vị béo của nếp, vị ngọt của đường, mùi thơm của sữa, mè, đậu nành, đậu phộng… tạo nên hương vị đặc trưng và không thể thiếu trong bữa ăn ngày Tết hay các dịp đám tiệc, cưới hỏi.

>>Xem thêm: 4 món ăn ngon không nên bỏ lỡ tại Cần Thơ

 

4. CỐM DẸP AN GIANG


Gặp nếp đỏ lá gai đem về đạp lấy hột rồi đưa vào chảo rang. Khi nếp nổ lách tách bắc cối giậm. Người Khmer dùng cối bồng, người Kinh dùng cối giã để giậm. Dân miệt giồng hay dùng bao bố để trên ván giậm, cứ một người giậm, một người trộn. Nếu dùng bao bố một người giậm, hai người cầm hai đầu bao, lúc lắc theo nhịp chày. Khi hạt cốm dẹp đều, được sàng sẩy cho sạch trấu. Khi cốm thấm đều dẻo thêm, dân Khmer chuộng đường thốt nốt. Nếu trộn cốm mà thiếu đường thốt nốt, hương vị cũng đổi khác. Cốm có thể “dự trữ” khá lâu nhưng không sao nhịn được.

 

Miền Tây - Thơ mộng và lưu luyến động lòng người!

BTV: Trương Mẫn Vy

 

Chia sẻ: